Khi mới sinh ra, cơ thể chúng ta mang tính kiềm. Theo thời gian cùng với các hoạt động sống, cơ thể dần bị nhiễm tính axit. Môi trường độc hại này khiến cho các cơ quan như tim, gan, thận phải làm việc ngày một nhiều và nặng nhọc hơn để thanh lọc độc tố cho máu, khiến chúng dần suy yếu.
Dần dà, các cơ quan này không xử lý kịp các độc tố khiến chúng lưu lại trong máu, lưu lại trong các khớp hoặc phát tiết ra ngoài, gây ra các biểu hiện của lão hóa như da xạm đen, nếp nhăn, đau xương khớp… Và khi tình hình trở nên nghiêm trọng cơ thể sẽ phát sinh những bệnh lý nặng hơn như ung thư, huyết áp cao, tiểu đường…
Cuộc chiến Kiềm – Axit: quyết định khỏe mạnh hay bệnh tật?
Tính kiềm hoặc tính axit của một dung dịch được đo bằng độ pH. Nếu độ pH từ 7.0 xuống 1.0 là tính axit, nếu pH từ 7.0 đến 14.0 là tính kiềm. pH 7.0 là mức trung tính. Độ pH của dung dịch sẽ được đo bằng máy, hoặc bằng thuốc thử hóa học thể hiện bằng màu sắc.
Người khỏe mạnh thì cơ thể của chúng ta cần mang tính kiềm nhẹ (máu có pH khoảng 7.35 – 7.45). Đây là môi trường thích hợp cho các hoạt động trao đổi chất của tế bào. Nếu cao hơn hoặc thấp hơn, thì đều không tốt cho sức khỏe.
Các tế bào của một cơ thể khỏe mạnh có tính kiềm, trong khi các tế bào của một cơ thể bệnh tật lại bị nhiễm a-xit. Tính axit quá cao trong cơ thể khiến các khoáng chất như kali, natri, magiê và canxi bị lấy khỏi xương và các cơ quan quan trọng để bù đắp cân bằng lại. Nếu những tổn thất và chuyển hóa bất thường này kéo dài, sẽ làm giảm khả năng hấp thụ khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác của cơ thể, giảm sự sản xuất năng lượng trong các tế bào, làm giảm khả năng sửa chữa các tế bào bị hư hỏng, giảm khả năng giải độc , làm cho các tế bào khối u phát triển mạnh, cơ thể ở trong tình trạng căng thẳng , stress, hệ miễn dịch suy yếu. Đây là nguyên nhân gốc rễ của rất nhiều loại bệnh tật. Nguy hiểm hơn nữa là môi trường axit có thể làm biến đổi mã gen ADN của tế bào thành tế bào ác tính, đó chính là nguồn gốc bệnh ung thư.
Các nhà khoa học đã chỉ ra có đến 150 chứng bệnh như ung thư, loãng xương, cao huyết áp, bệnh tim, viêm khớp, giảm trí nhớ, tiểu đường, sỏi thận , sỏi túi mật , dị ứng với thuốc và thức ăn, sâu răng v.v… đều có quan hệ mật thiết với các chất dịch của cơ thể có a-xit hoặc nhiễm a-xit.
Tại sao cơ thể lại có nguy cơ bị nhiễm tính axit cao?
Thói quen ăn uống: do có đến 80% các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày đều chứa những chất tạo ra tính axit. Đó là: hầu hết các loại thịt có màu đỏ, ngũ cốc, các loại hạt, đường tinh, các chất phụ gia có trong thực phẩm, chất bảo quản, chất tạo màu, tạo mùi vị,…
Thói quen uống nhiều nước có gas, uống nhiều bia rượu.
Thói quen sinh hoạt không tốt, làm việc nghỉ ngơi không điều độ, thức đêm.
Áp lực quá lớn, tâm lý căng thẳng quá mức.
Môi trường không khí và nước ô nhiễm, đất bị axit hóa.
Bệnh mãn tính, dùng nhiều thuốc tây.
Chức năng chuyển hóa của tế bào kém, rối loạn quá trình trao đổi chất, các cơ quan chức năng như gan, thận,… hoạt động kém, không đào thải được cặn bã axit.
Tác hại và biểu hiện sinh lý của cơ thể bị nhiễm axit
Vấn đề về tim mạch. Tăng cân, béo phì và tiểu đường. Viêm bàng quang Sỏi thận. Suy giảm miễn dịch. Tăng các gốc tự do. Vấn đề nội tiết. Lão hóa sớm. Loãng xương và đau khớp. Đau cơ bắp và tích tụ axit lactic. Năng lượng thấp và mệt mỏi mãn tính |
Tiêu hóa chậm. Nấm men / phát triển quá mức của nấm. Thiếu năng lượng và mệt mỏi. Nhiệt độ cơ thể thấp hơn. Có xu hướng bị nhiễm trùng. Mất niềm vui, và sự nhiệt tình. Xu hướng trầm cảm. Dễ dàng xúc động. Da xanh xao. Nhức đầu. Viêm giác mạc và mí mắt. |
Rụng răng và đau răng. |
Các nhà khoa học nổi tiếng thế giới lý giải nguồn cội của ung thư, bệnh tật
Tiến Sĩ Otto Heinrich Warburg, Bác Sĩ Y Khoa, Giải Nobel Y học 1931
Tiến Sĩ Otto Heinrich Warburg "Otto Warburg là Tiến sĩ Hóa học, sau đó, trở thành Bác sĩ Y khoa. Ông là giáo sư tại Viện Sinh học Kaiser Wilhelm- Berlin và sau này là Giám đốc của Viện này năm 1931. Khám phá của ông về bản chất và phương thức hoạt động của enzym hô hấp đem về giải thưởng Nobel Y học năm 1931, mở ra những phương pháp mới trong các lĩnh vực nghiên cứu quá trình chuyển hóa trao đổi chất và hô hấp của tế bào. Ông phát biểu: |
Tiến sĩ Robert. C. Atkins
Bác Sĩ Robert C. Atkins – Chuyên Khoa Tim là một trong những người tiên phong về thuốc dinh dưỡng tại Mỹ và là một trong các chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng nhất trong 40 năm qua. Ông là người sáng lập Trung tâm Y tế dinh dưỡng Atkins. Ông cũng là tác giả của hơn chục cuốn sách về sức khỏe và dinh dưỡng, trong đó có cuốn “Dr. Atkins- Cách mạng trong chế độ dinh dưỡng”, là một trong 50 cuốn sách bán chạy nhất của mọi thời đại. Ông nói: “Trong mọi điều kiện, tôi nghĩ rằng, từ viêm khớp đến bệnh tiểu đường đến ung thư, có liên quan với nồng độ axit. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều thói quen hiện nay của chúng ta như uống rượu, hút thuốc lá, ăn nhiều đường, và căng thẳng trong đời sống, tất cả đều có khuynh hướng gia tăng nồng độ axit. Các bộ phận duy nhất của cơ thể của chúng ta có nhiệm vụ phải có tính axit là dạ dày, da, và mồ hôi. Còn lại mọi cơ quan khác phải mang tính kiềm nhẹ” |
Bác Sĩ, Tiến sĩ y học Robert Young
Tiến sĩ Young đã dành cuộc đời mình cho nghiên cứu các nguyên nhân thực sự gây ra bệnh ở cấp độ tế bào, đặc biệt về dinh dưỡng tế bào. Ông phát triển lý thuyết sinh học mới (The New Biology™) để giúp mọi người cân bằng lại cuộc sống. Ông là tác giả của nhiều bài báo và cuốn sách trong đó có cuốn “Điều kỳ diệu của pH”, “pH với bệnh tiểu đường”, “pH với việc giảm cân”. Ông nói: “Các nhà nghiên cứu tin rằng bệnh được gây ra bởi nồng độ axit dư thừa làm suy yếu toàn bộ hệ thống hoạt động của cơ thể. Chúng được tạo ra bởi lối sống căng thẳng cao độ của chúng ta, những gì chúng ta ăn vào, và từ các chất gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng hầu như đến tất cả mọi người. Điều này buộc cơ thể phải lấy khoáng chất là canxi và magiê – từ cơ quan nội tạng và xương. Nguồn dự trữ khoáng chất của chúng ta sẽ cạn kiệt, để rồi cơ thể sẽ dễ bị mất tỉ trọng xương, gây loãng xương, ợ nóng, khó tiêu, lượng đường trong máu tăng, thừa cân”. |
Bác Sĩ - Tiến sĩ Theodore A. Baroody
Bác Sĩ Theodore A. Baroody nhận bằng cử nhân Tâm lý học và bằng thạc sĩ tư vấn giáo dục từ Đại học West Carolina vào năm 1974 và 1978. Ông hoàn thành học vị Bác Sĩ về Tự Nhiên Học năm 1991. Sau nhiều năm nghiên cứu lâm sàng trong thực tế của mình ông nhận được bằng tiến sĩ về Dinh Dưỡng tại Hiệp hội tư vấn dinh dưỡng Hoa kỳ. Ông cũng có bằng cấp về châm cứu. Ông là tác giả của cuốn sách phổ biến “Kiềm hóa hay là chết- Alkalize or Die” (2002). “Bất kỳ căng thẳng tâm trí hoặc từ trong cơ thể có thể sinh ra nhiều axit thặng dư. Ngay cả một căng thẳng nhẹ cũng có thể gây ra phản ứng tạo ít hoặc nhiều axit. Tên gọi của vô số bệnh tật không thực sự là vấn đề. Vấn đề ở chỗ là chúng đều đến từ cùng một nguyên nhân gốc: tế bào mang quá nhiều axit chất thải trong cơ thể ” |
Giải pháp cân bằng pH trong cơ thể - "Kiềm hóa hay là chết"
Chúng ta có thể điều chỉnh axit cơ thể (độc chất nội tế bào và ngoại tế bào) bằng cách ăn uống những loại thực phẩm có tính kiềm, và quan trọng là có những hoạt động tạo nên kiềm tính như tập thể dục, thở sâu, thư giãn, thiền...
Người Nhật có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Họ áp dụng nguyên tắc thực dưỡng, ăn nhiều rau, rong biển, hoa quả là những thức ăn có nhiều tính kiềm. Năm 2011, Kris Carr, một tác giả người Mỹ xuất bản một cuốn sách có tên "Crazy Sexy Diet". Cuốn sách mô tả hành trình của cô chống chọi lại căn bệnh ung thư từ năm 2003, với hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng giàu kiềm. "Crazy Sexy Diet" lot vào top những sách bán chạy nhất của The New York Times.
Nhiều nghiên cứu khoa học cụ thể cũng chứng minh: chế độ ăn có tính kiềm là có lợi cho sức khỏe. Trong một bài báo khoa học tổng hợp, lưu trữ tại Thư viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ, giáo sư Gerry K. Schwalfenberg đến từ Đại học Alberta, Canada đã nêu:
- Chế độ ăn tăng cường các loại trái cây và rau quả giúp cải thiện tỉ lệ K+/Na+, những yếu tố quan trọng trong điều hòa điện giải và cân bằng môi trường trong cơ thể. Tỉ số K+/Na+ đã được chứng minh vai trò đối với hệ xương, giảm teo cơ, giảm huyết áp ở người có huyết áp cao và giảm nguy cơ đột quỵ.
- Chế độ ăn uống có tính kiềm gia tăng sự hoạt động của một số hormone, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch cũng như trí nhớ và chức năng nhận thức.
- Sự gia tăng của Magie trong tế bào là cần thiết cho nhiều hệ thống enzyme hoạt động. Đó là lợi ích của chế độ ăn có tính kiềm, giúp kích hoạt vitamin D.
- Kiềm tính còn giúp tăng hiệu quả của một số hóa chất dùng trong điều trị.
Và nếu như bạn quyết định có một chế độ dinh dưỡng bổ sung kiềm và hạn chế axit, dưới đây là những lời khuyên dành cho bạn:
- Ngay sau khi thức dậy, bạn có thể uống một cốc nước ion kiềm.
- Một chế độ ăn nhiều rau có thể đem lại độ pH tốt cho cơ thể. Thực đơn lý tưởng sẽ là gồm 20 % thực phẩm mang tính acid và 80% thực phẩm mang tính kiềm cho cơ thể.
- Các loại rau củ, trái cây màu xanh đậm là cực kì tốt.
- Nước ion kiềm rất giàu khoáng chất và giàu khí hydrogen hòa tan giúp loại bỏ hiệu quả gốc tự do và đào thải axit độc tố gây bệnh tật.
Bảng phân loại thức ăn, đồ uống tính kiềm - axit
Uống nước ion kiềm mỗi ngày chính là giả pháp tốt nhất để phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư, bệnh tật